Trang chủ Tin tức thẩm mỹ ngực Chăm sóc sau nâng ngực và diễn biến hồi phục từng giai đoạn

Chăm sóc sau nâng ngực và diễn biến hồi phục từng giai đoạn

Trong giai đoạn phẫu thuật thì bác sĩ với sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến sự thành công và an toàn của toàn bộ ca đại phẫu. Thế nhưng, ở giai đoạn hậu phẫu thì việc chăm sóc sau nâng ngực lại phụ thuộc chủ yếu vào bệnh nhân, bác sĩ chỉ là người hướng dẫn và hỗ trợ.

Một số trường hợp không lưu tâm đến những chỉ định của bác sĩ nên đã xảy ra những sự cố đáng tiếc như lệch ngực, chảy máu vết mổ, sưng, đau kéo dài, thậm chí nặng hơn có thể dẫn đến hoại tử ngực. Do đó, cần tuyệt đối tuân theo những hướng dẫn của bác sĩ để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng và kết quả thẩm mỹ ngực đạt được là tốt nhất.

I/ Hướng dẫn chăm sóc sau nâng ngực theo từng giai đoạn phục hồi

Giai đoạn 1: Ngày 1 – ngày 3: 

Giai đoạn này mới thực hiện phẫu thuật xong nên vẫn còn các hiện tượng như sưng, bầm tím, đau, và khó chịu. Tại một số bệnh viện thì bệnh nhân sẽ được chăm sóc và nghỉ dưỡng tại phòng hậu phẫu để các bác sĩ có thể kiểm soát tình trạng, và hỗ trợ kịp thời với những tình huống xảy ra như:

  • Biến chứng sớm: Chảy máu vết mổ trong 24 giờ đầu tiên. Trong quá trình thăm khám và thay băng cho bệnh nhân, bác có thể phát hiện và xử lý kịp thời.
  • Đau quá nhiều tại vết mổ và khu vực quanh ngực: Bác sĩ có thể tiêm thuốc giảm đau để giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân.

chăm sóc sau nâng ngựcTại Bệnh viện Kangnam, bệnh nhân sẽ ở lại phòng chăm sóc sau nâng ngực từ 2 – 3 ngày

Chú ý: Nếu hồi phục tốt thì khoảng ngày thứ 3 bệnh nhân sẽ được bác sĩ cho phép xuất viện và tiếp tục nghỉ dưỡng tại nhà. Bệnh nhân cần di chuyển bằng ô tô cá nhân hoặc taxi để đảm bảo sự êm ái, tránh va chạm làm tổn hại đến vòng 1. Tuyệt đối không đi xe máy hoặc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng đông người như xe buýt vì giai đoạn này ngực chưa hoàn toàn ổn đinh, rất dễ xô lệch nếu có bất kì một tác động mạnh nào.

Giai đoạn 2: Ngày 4 – ngày 10:  

  • Bắt đầu có thể tắm (tắm qua, nhẹ nhàng) nếu được sự cho phép của bác sĩ, tuy nhiên vết mổ vẫn cần được kiêng nước tuyệt đối và vệ sinh theo chế độ riêng.
  • Hiện tượng đau nhức có thể giảm bớt vào ban ngày nhưng lại xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Nếu bạn nâng ngực đặt túi độn dưới cơ thì cảm giác sẽ khó chịu hơn nữa.
  • Tình trạng bầm tím giảm dần.
  • Phù nề có xu hướng di chuyển xuống phía dưới phần bụng.
  • Có thể bị tình trạng táo bón do tác dụng phụ của thuốc giảm đau.
  • Giai đoạn này có thể bắt đầu tập các bài tập ngực nhẹ nhàng nếu được bác sĩ cho phép.
  • Chú ý vẫn có thể xuất hiện tình trạng chảy máu vết mổ. Hiện tượng thường thấy là sưng, bầm và đau nhức mức độ nặng tại vị trí vết mổ.
  • Có thể cắt chỉ ở ngày thứ 7 – 10 theo chỉ định của bác sĩ.

Giai đoạn 3: Ngày 11 – ngày 21

  • Giai đoạn chăm sóc sau nâng ngực này, nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng vết mổ giảm đi nhiều.
  • Tình trạng đau nhức gần như không còn, chỉ thình thoảng xảy ra vào ban đêm.
  • Giảm đáng kể sưng nề.
  • Núm vú có thể có cảm giác châm chích như bị kim đâm vì các dây thần kinh bắt đầu có cảm giác trở lại.
  • Một số vùng da quanh ngực vẫn có tình trạng tê, không cần quá lo lắng vì đây là tình trạng bình thường.
  • Giai đoạn này bắt đầu hình thành đa số các bao xơ của ngực.
  • Chuyển dần sang các bài tập nâng cao ở phần dưới cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giai đoạn 4: Ngày 22 – ngày 42

  • Giai đoạn này, vết thương sẽ có xu hướng hồi phục lành thương nhanh chóng.
  • Giai đoạn này có thể chuyển sang sử dụng thuốc giảm đau nhẹ như Tylenol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên vẫn cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước.
  • Khoảng 20 % lượng bao xơ còn lại sẽ tiếp tục hình thành.
  • Bắt đầu tập thêm các bài tập ở phần trên cơ thể một cách từ từ.

Giai đoạn 5: Ngày 43 – tháng thứ 9 sau phẫu thuật: 

  • Vú trở nên mềm mại hơn và có thể đung đưa nhè nhẹ.
  • Sự sưng nề chỉ còn lại từ 5 – 10 % và hết dần.
  • Túi độn dần thích ứng và trở thành một phần trong cơ thể.
  • Ngực sẽ ổn định hơn về hình dáng, kích thước và trở nên tự nhiên hơn.

Lưu ý: Sự phục hồi của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, đây là khung chăm sóc sau nâng ngực chuẩn mà bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện. Nếu có bất kì sự bất thường nào trái ngược với các giai đoạn phục hồi thì cần thông báo cho bác sĩ sớm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

II/ Giải đáp thắc mắc vềkinh nghiệm chăm sóc sau nâng ngực

Thắc mắc 1: Sau bao lâu thì quan hệ được? Có nên bóp mạnh không?

Nâng ngực bao lâu thì quan hệ được có lẽ là thắc mắc của rất nhiều chị em, nhất là những ai lựa chọn thẩm mỹ ngực để tìm lại khoái cảm trong quan hệ vợ chồng.

Tuy nhiên, dù sao thì đây cũng là một cuộc đại phẫu nên rất cần phải được nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc sau nâng ngực cẩn thận theo từng giai đoạn, giúp đảm bảo  an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

Quan hệ vợ chồng nên được bắt đầu từ tuần thứ 4 trở đi, tốt nhất, nếu giữ được sau 1 tháng thì càng tốt.

Tuy nhiên, đây là chỉ định với những trường hợp hồi phục bình thường, còn đối với những người thể trạng yếu và hồi phục chậm thì nên đợi lâu hơn nữa, cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe mạnh hoàn toàn.

Chính vì vậy sau 4 tuần các vấn đề như xoa bóp, nắn có thể tiến hành bình thường và không lo ngại rủi ro

sau khi nâng ngực bao lâu thì quan hệ đượcQuan hệ vợ chồng nên thực hiện sau nâng ngực 3 – 4 tuần

Cần chú ý, trong thời gian đầu này, việc quan hệ tình dục cần đảm bảo nhẹ nhàng, tránh đụng chạm mạnh vào vùng ngực vì có thể làm xô lệch túi độn. Sau 1 tháng thì túi độn dần ổn định, việc lo lắng túi độn bị vỡ khi quan hệ  là không cần thiết vì túi độn silicon có thể chịu được lực tác động lên đến 400 kg.

Sau 2 tháng phẫu thuật, vợ chồng có thể sinh hoạt tình dục bình thường như trước đây, tuy nhiên, vẫn không nên tác động quá mạnh đến bầu ngực. Mọi hoạt động cuồng nhiệt nên tiến hành sau 6 – 9 tháng hậu phẫu.

Thắc mắc 2: Sau bao lâu có thể nằm nghiêng?

Trong 6 tuần đầu tiên, cần phải duy trì tư thế nằm ngửa, tuyệt đối không được nằm nghiêng vì có thể gây chảy máu vết mổ, đau nhức và chèn ép, xô lệch túi độn.

sau nâng ngực bao lâu có thể nằm nghiêng

Sau 6 tuần, do nằm nhiều một tư thế nên chị em dễ bị tê, mỏi, việc có thể bắt đầu nằm nghiêng sẽ giúp cơ thể, chân tay thoái mái hơn. Tuy nhiên, không được nằm sấp vì tư thế này gây áp lực rất lớn đến bầu ngực, gây tức ngực, khó thở.

Thắc mắc 3: Có cho con bú được không?

Đa số nhiều chị em chưa kết hôn hoặc chưa có em bé đều lo ngại rằng nâng ngực sẽ ảnh hưởng đến khả năng nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, đừng lo lắng quá nhiều vì với kĩ thuật và phương pháp phù hợp, chị em vẫn có thể sinh con và cho con bú như bình thường.

Kĩ thuật nâng ngực nội soi đặt túi độn dưới cơ với đường mổ ở nách sẽ là phù hợp nhất, tránh xâm lấn đến tuyến sữa nên sau 6 tháng, chị em có thể mang thai trở lại. Chất lượng sữa mẹ sau sinh vẫn được bảo toàn và không hề bị ảnh hưởng.

sau nâng ngực có cho con bú được khôngĐặt túi ngực qua đường nách với phương pháp nội soi đặt túi dưới cơ
được khuyến khích thực hiện với những ai muốn sinh con sau đó.

Việc nâng ngực bằng đường quầng vú có thể giúp cho tạo khoang và đặt túi độn nhanh chóng hơn, tuy nhiên đường mổ này lại có thể gây ra những hại cho tuyến sữa mẹ nên không được khuyên dùng cho chị em có nhu cầu mang thai sau thẩm mỹ.

Thắc mắc 4: Cách massage sau thẩm mỹ ngực cần lưu ý gì?

Trong 10 ngày đầu tiên tuyệt đối không nên đụng chạm vòng 1 để tránh làm chảy máu cũng như nhiễm trùng vết mổ. Kể cả việc massage nhẹ nhàng cũng nên tránh. Hơn nữa, giai đoạn này ngực cần được giữ ổn định để không bị xô lệch túi độn.

Từ ngày thứ 10 trở đi, ngực vẫn còn khá căng cứng nên việc massage nhẹ nhàng sẽ giúp bầu ngực sớm mềm mại tự nhiên hơn. Tuy nhiên, mọi thao tác vẫn cần được thực hiện từ từ, chậm rãi, tránh tuyệt đối các va chạm mạnh.

sau nâng ngực bao lâu thì massageCách massage sau thẩm mỹ ngực cần được thực hiện nhẹ nhàng

Phương pháp massage sau nâng ngực nên được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Tư thế nằm ngửa thoải mái. Sử dụng 1 tay để đỡ bên dưới bầu ngực, tay còn lại xoa bóp theo vòng tròn từ núm vú lan ra toàn bầu ngực. Dùng lòng bàn tay để đưa đẩy bầu ngực từ trái sang phải và ngược lại.
  • Bước 2: Sử dụng ngón cái và ngón trỏ để xoa bóp nhẹ nhàng theo đường bao ngoài ngực. Sau đó ấn nhẹ bầu ngực xuống.
  • Bước 3: Dùng 2 lòng bàn tay xoay ngực theo chiều kim đồng hồ rồi xoay ngược lại.
  • Bước 4: Dùng cả 2 tay để xoa bóp bầu ngực nhẹ nhàng, lực tác động vừa phải.

Có thể thoa thêm kem dưỡng để bầu ngực thêm mềm mại. Chú ý nên massage theo các bước trên ít nhất 2 lần/ 1 tuần để giúp lưu thông máu tốt, hỗ trợ tĩnh mạch bên trong chuyển động, đồng thời giúp bầu ngực khỏe mạnh và tránh bị “xệ”.

Thắc mắc 5: Bao lâu có thể tập thể dục?

Tập luyện thể dục thể thao cần phải được thực hiện ở thời điểm thích hợp vì đây là một dạng vận động mạnh, có thể gây ảnh hưởng đến bầu ngực chưa ổn định sau phẫu thuật. Cụ thể  những thời điểm chăm sóc sau nâng ngực sau đây có thể áp dụng những bài tập phù hợp tương ứng:

  • Sau 2 tuần: Có thể massage nhẹ nhàng, đi bộ và thực hiện những bài tập đơn giản như đạp xe trong phòng tập gym.
  • Sau 4 tuần: Phần thân dưới có thể tác động mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường độ massage ngực.
  • Sau 6 tuần: Ngực lúc này bắt đầu trở nên tự nhiên hơn, chị em có thể tập yoga hoặc đi bơi phù hợp cho giai đoạn này.

sau nâng ngực bao lâu có thể tập thể dụcViệc luyện tập thể dục trong giai đoạn hồi phục phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ

  • Sau 8 tuần (2 tháng): Có thể hoạt động toàn thân bình thường và lựa chọn bất kì môn thể thao nào mình thích.

Chú ý: Khi tập luyện thể thao thì cần có áo ngực chuyên dụng, không mặc áo lót bình thường để tập luyện vì dễ làm xô lệch và chảy xệ ngực.

Thắc mắc 6: Nên mặc gì khi thẩm mỹ ngực?

Ở giai đoạn chăm sóc sau nâng ngực, cần phải duy trì mặc áo định hình từ 1 – 3 tháng để ổn định dáng ngực, tránh xô lệch túi độn.

áo định hình sau nâng ngựcSau bơm ngực cần mặc áo định hình từ 1 – 3 tháng, tùy theo sự ổn định của bầu ngực

Việc mặc áo size gì, chất liệu như thế nào cần nghe theo lời khuyên của bác sĩ vì áo định hình ngực chính hãng không được phân phối tràn lan trên thị trường mà chỉ có ở những thẩm mỹ viện uy tín.

Sau khi kết thúc thời gian mặc áo định hình ngực, chị em cần lựa chọn những áo lót phù hợp, có gọng nâng. Tránh mặc áo quá chật hoặc quá rộng đều làm ảnh hưởng đến dáng ngực. Tuyệt đối không “thả rông” sau khi nâng ngực.

Thắc mắc 7: Chế độ ăn uống thế nào, nên ăn gì và kiêng gì?

Vì thẩm mỹ ngực là một cuộc phẫu thuật lớn nên để vết mổ nhanh lành thương thì nên kiêng một số đồ ăn như: Thịt gà, thịt bò, trứng, rau muốn, đồ nếp, hải sản, chất kích thích, rượu bia…. Vì những loại đồ ăn này có thể làm vết thương lâu lành hoặc để lại sẹo lớn, sẹo lồi xấu xí.

sau nâng ngực kiêng ăn gìChú ý chế độ ăn với những nhóm thực phẩm nên ăn hoặc nên kiêng để vết thương sớm hồi phục

Những loại thực phẩm nên bổ sung gồm có: những món ăn giàu vitamin A, E, D như thịt lợn, cá, dầu oliu, sữa đậu nành,… Đặc biệt cần uống nhiều nước lọc (2 – 3 lít mỗi ngày), tránh hoàn toàn những loại nước ngọt có ga hoặc bia, rượu.

Bài viết chi tiết: Ăn gì để ngực to lên không béo, không tăng cân – Thực phẩm tăng vòng 1

Hi vọng rằng, những thông tin trên đây là hữu ích với chị em trong quá trình chăm sóc sau nâng ngực để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ đạt được là tốt nhất. Chị em nào muốn được giải đáp kĩ hơn, hãy tư vấn trực tiếp miễn phí với các bác sĩ chuyên khoa ngực tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam. Liên hệ ngay đến Hotline 19006466 để đặt lịch.