Trang chủ Tin tức thẩm mỹ ngực KHÓ THỞ sau khi nâng ngực là bệnh gì? Có đáng lo ngại không?

KHÓ THỞ sau khi nâng ngực là bệnh gì? Có đáng lo ngại không?

Sau phẫu thuật nâng ngực thì cảm giác đau đớn và khó chịu là không tránh khỏi. Trong đó thì hiện tượng nâng ngực khó thở khá thường gặp và khiến nhiều chị em lo lắng.

nâng ngực bị khó thở

Nhiều chị em lo lắng vì bị khó thở sau khi nâng ngực

I – Sau nâng ngực bị khó thở là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

1. Chuyên gia khẳng định: Đây là hiện tượng bình thường

Bác sĩ Charlie Trần với 23 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật thẩm mỹ Ngực cho biết:

Khó thở sau nâng ngực là hiện tượng bình thường xảy ra sau phẫu thuật. Phải có đến 99% chị em sau nâng ngực gặp phải tình trạng tức ngực, khó thở, nhất là giai đoạn mới thực hiện phẫu thuật xong thì cảm giác khó thở nặng nề nhất.

nâng ngực khó thở

Cảm giác tức ngực, khó thở sau khi nâng ngực là hiện tượng bình thường ở giai đoạn đầu hậu phẫu

Sau đó, cảm giác này sẽ giảm dần và hết hẳn khi ngực đã hoàn toàn ổn định. Có thể cảm giác khó thở sẽ cực kì khó chịu cả khi nằm ngủ, di chuyển và hoạt động, tuy nhiên, chắc chắn sẽ không vượt quá ngưỡng chịu đựng của mỗi người. 

Chị em hãy nghĩ đến “thành quả” sau này là một bộ ngực căng đầy, gợi cảm để giúp tâm lý thoải mái hơn, việc này rất hiệu quả trong việc làm giảm bớt mức độ khó chịu sau nâng ngực.

2. Nâng ngực khó thở sẽ nguy hiểm nếu có dấu hiệu sau

Xin được khẳng định là cảm giác nâng ngực xong bị khó thở là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, mức độ khó thở nhiều hay ít, có kéo dài lâu không lại là một dấu hiệu nhận biết ca nâng ngực thành công hay gặp phải sự cố, biến chứng.

Thông thường, nếu một ca nâng ngực thành công thì mức độ tức ngực, khó thở sẽ chỉ nặng nề ở giai đoạn đầu mới phẫu thuật xong, sau đó giảm dần và hết hẳn khi ngực hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp tình trạng nâng ngực khó thở kéo dài, thậm chí mức độ khó chịu ngày càng tăng lên. Chắc chắn, đây là điểm bất thường mà chị em cần phải chú ý.

Trong trường hợp này, tốt nhất là đến gặp bác sĩ để được kiểm tra vùng ngực sau khi nâng, xác định vấn đề gây ra và có hướng giải quyết kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề về sau.

??? Tìm hiểu thêm: Sửa, Nâng ngực bị hỏng- 7 biến chứng RÕ RÀNG nhất bạn NÊN BIẾT

II – Nguyên nhân gây tình trạng khó thở sau khi nâng ngực

Có 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng khó thở sau khi nâng ngực. Đó là:

1. Không quen với sự xuất hiện của “vật thể lạ”

khó thở sau nâng ngực

Thời gian đầu, túi độn được đưa vào trong bầu ngực sẽ khiến chị em có cảm giác tức ngực, khó thở vì chưa quen 

Chắc chắn rồi, bất kể cuộc phẫu thuật nào cấy ghép “vật thể lạ” vào cơ thể như nâng ngực, nâng mũi, độn cằm,… đều không ít thì nhiều sẽ gây ra phản ứng “khó chịu”. Và nâng ngực khó thở được coi là một hiện tượng phổ biến và có thể hiểu được khi “vật thể lạ” ở đây là túi độn được đưa vào trong cơ thể tại ngay vị trí lồng ngực. Việc này làm hạn chế chiều di chuyển của không khí, từ đó gây chèn ép đường thở. Đồng thời, khi cơ thể chưa quen với sự có mặt của túi độn thì cảm giác nặng nề, căng tức ngực và khó thở là phản ứng tự nhiên vô cùng dễ hiểu.

Hơn nữa, trong quá trình chăm sóc sau bơm ngực, việc sử dụng áo định hình là bắt buộc đã khiến cho vòng 1 bị “băng bó” chặt chẽ hơn, mang lại sự ổn định cho ngực mới phẫu thuật và tránh xô lệch túi độn. Tuy nhiên, việc làm này cũng phần nào làm cho chị em ngợp thở, khó thở sau khi nâng ngực.

2. Tư thế ngủ không đúng

khó thở sau khi nâng ngực

Ngủ sấp là điều TỐI KỊ trong thời gian đầu mới phẫu thuật xong

Theo lời khuyên của bác sĩ thì tư thế ngủ tốt nhất trong thời gian đầu sau phẫu thuật là nằm ngửa hoàn toàn. Tuyệt đối tránh nằm nghiêng và nằm sấp. Việc ngủ sai tư thế có thể khiến cho vòng 1 chèn ép nặng nề hơn đến đường hô hấp. Điều này khiến cho chị em bị khó thở và tức ngực trong lúc ngủ. Hơn nữa, ngoài sự khó chịu khi nằm sai tư thế thì cảm giác

Hãy lắng nghe theo những chỉ định cụ thể của bác sĩ về khoảng thời gian phù hợp có thể chuyển sang tư thế nằm nghiêng để có những thay đổi hợp lý nhất.

??? Cần phải biết: Sau nâng ngực bao lâu được nằm nghiêng? Bác sĩ BVTM Kangnam giải đáp

3. Chọn size túi độn quá lớn

nâng ngực khó thở

Chọn size túi ngực quá lớn cũng là nguyên nhân gây ra nâng ngực khó thở

Đa số các bác sĩ trước khi thực hiện phẫu thuật đều tư vấn kích cỡ túi độn phù hợp với vóc dáng, thể trạng hiện tại của khách hàng.

Tất nhiên là vòng 1 khủng sẽ vô cùng sexy và gợi cảm. Tuy nhiên, nếu nó quá lệch với cơ thể thì không những độ thẩm mỹ không cao mà còn gây ra tình trạng dồn nén và ức chế các cơ quan khác trong cơ thể.

Kích cỡ túi độn càng lớn đồng nghĩa với trọng lượng càng cao, điều này dẫn đến tình trạng căng tức ngực và khó thở mỗi khi nằm xuống, ngồi hoặc vận động mạnh.

TƯ VẤN CHỌN SIZE TÚI NGỰC VỚI CHUYÊN GIA KANGNAM

Đăng kí ngay để được chuyên gia tư vấn miễn phí

III – Lời khuyên của chuyên gia giúp hạn chế khó thở sau nâng ngực 

Để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu do nâng ngực khó thở gây ra, chị em hãy nghe theo một số lời khuyên sau đây của Chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ ngực Charlie Trần – Giám đốc chuyên môn tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam.

1. Lựa chọn túi độn Nano Chip với kích thước phù hợp

Vì sao lại là Nano Chip? Có lẽ cái tên này đã không còn xa lạ với những chị em yêu thích làm đẹp và quan tâm đến phẫu thuật nâng ngực nội soi.

Nano Chip là túi độn hiện đại bậc nhất hiện nay được sản xuất bởi hãng Motiva Hoa Kì. Ngoài ưu điểm vượt trội vì cấu tạo 7 lớp bền chắc, con chip thông minh với 15 thông số đặc biệt thì Nano Chip còn đảm bảo về yếu tố trọng lượng nhẹ nhàng.

Do cấu tạo hoàn toàn từ gel silicon nên với cùng một kích thước, túi độn Nano Chip nhẹ hơn nhiều so với túi độn thông thường.

Một điểm cần lưu ý nữa đó là hãy lắng nghe theo lời khuyên của bác sĩ về size túi độn nên chọn. Việc chọn túi độn quá lớn so với mô tuyến ngực thực tế cũng như thể trạng của cơ thể là không nên và chắc chắn sẽ gây khó thở ở mức độ nhiều và kéo dài.

Việc chọn size túi độn cần được tính toán kĩ càng theo tỉ lệ chuẩn mực của bầu ngực so vóc dáng hình thể. Hãy cân nhắc thật kĩ về mong muốn của bản thân và lời khuyên của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như tránh gặp phải những biến chứng khó chịu sau nâng ngực.

2. Thực hiện chăm sóc sau nâng ngực theo đúng chỉ định từ bác sĩ

Sự thành công của ca phẫu thuật chỉ chiếm 50% hiệu quả nâng ngực. 50% còn lại phụ thuộc vào quá trình chăm sóc sau phẫu thuật của mỗi người.

Để hạn chế nâng ngực khó thở thì chị em cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về tư thế nằm ngủ chuẩn xác trong giai đoạn này:

  • Cần nằm ngửa ít nhất 6 tuần đầu kể từ khi phẫu thuật để giữ ngực ổn định, không xô lệch và chèn ép gây khó thở, đồng thời tránh tình trạng chảy máu vết mổ.

khó thở sau khi nâng ngực

Tư thế nằm ngửa giúp ngực sớm hồi phục và giảm thiểu các cảm giác khó chịu

  • Sau 6 tuần có thể nằm nghiêng để thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nằm sấp vẫn chưa được phép trong giai đoạn này.
  • Sau khoảng 1 năm nâng ngực, khi ngực đã hoàn toàn ổn định thì chị em có thể thoải mái hơn trong mọi tư thế ngủ. Tuy nhiên, tư thế nằm sấp vẫn không được khuyến khích vì nó vừa không tốt cho sức khỏe lại dễ khiến ngực chảy xệ nhanh chóng.

3. Quan trọng nhất là lựa chọn một địa chỉ thẩm mỹ uy tín

nâng ngực khó thở

Các bác sĩ Kangnam trong một ca nâng ngực nội soi cho khách hàng

Để nâng ngực thành công, đảm bảo an toàn trong quá trình phẫu thuật và hạn chế đau nhức, khó chịu sau khi nâng ngực thì việc lựa chọn một địa chỉ thẩm mỹ tốt là vô cùng quan trọng.

Tại các cơ sở uy tín được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động, sự trang bị công nghệ, thiết bị hiện đại, quy trình chuyên nghiệp cùng đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ giúp hạn chế tối đa nâng ngực khó thở và đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt nhất.

Công nghệ Vectra 3D cho phép dựng phác đồ điều trị cụ thể với hình ảnh chụp 3D toàn bộ cấu trúc mô ngực, điều này giúp bác sĩ lựa chọn đường mổ và túi độn phù hợp với từng trường hợp khách hàng, tránh việc sử dụng túi độn kích cỡ quá lớn không phù hợp gây ra tức ngực, khó thở sau khi nâng ngực.

Kĩ thuật thực hiện nhẹ nhàng, chuẩn xác của bác sĩ cũng hỗ trợ giảm thiểu đối đa nâng ngực khó thở và đau nhức, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất.

Qua những phân tích trên, chắc chắn chị em đã phần nào hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở sau nâng ngực và cách giải quyết để giảm thiểu đối đa mức độ khó chịu đó.

Chị/ em còn nhiều băn khoăn chưa được giải đáp? 
Tư vấn miễn phí với các bác sĩ chuyên khoa Ngực tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam tại đây

Hoặc

??? Tìm hiểu thêm: Nâng ngực có nguy hiểm không? TỈ LỆ AN TOÀN là bao nhiêu %?