Sau phẫu thuật nâng ngực có cho con bú được không? Có ảnh hưởng đến tuyến sữa?
Bơm ngực để cải thiện vòng 1 là điều mà chị em phụ nữ nào cũng mong muốn nhưng thiên chức người mẹ có lẽ là nỗi băn khoăn lớn nhất cản trở họ thực hiện. Họ lo lắng không biết nâng ngực có cho con bú được không, có nên mang thai sau khi thẩm mỹ ngực không,…. Mang nỗi băn khoăn này đến với chuyên gia, xem họ nói gì về vấn đề này.
Nội dung bài viết
1. Nâng ngực có cho con bú được không? Có sữa không?
Về vấn đề mang thai và cho con bú sau khi sửa ngực. Bác sĩ chuyên khoa ngực tại BVTM Kangnam sẽ giải đáp từng vấn đề.
Nâng ngực có cho con bú được không là băn khoăn của nhiều chị em trước quyết định bơm ngực
» Nâng ngực có ảnh hưởng đến tuyến sữa không? Có nên cho bé bú không?
Nếu quan tâm nhiều về mạng xã hội bạn sẽ thấy, hotgirl Vân Tokyo là một minh chứng rõ nét nhất về việc có cho con bú sau bơm ngực được không. 1 năm sau khi thẩm mỹ ngực, Vân Tokyo mang thai khiến nhiều người ghen tỵ về thân hình nóng bỏng của cô ngay cả khi bụng to. Thậm chí, cô nàng này còn khoe cảnh cho con bú bình thường sau khi sinh.
Hình ảnh mới nhất của Vân Tokyo có sữa cho con bú sau bơm ngực
Vân Tokyo là một minh chứng cho thấy, bạn hoàn toàn có thể cho bé bú được sau khi đã thực hiện nâng ngực. Dưới đây là giải thích chi tiết của bác sĩ về vấn đề này.
Bơm ngực có ảnh hưởng đến tuyến sữa không? Có cho con bú như bình thường được không?
Theo tư vấn từ chuyên gia thẩm mỹ ngực có hơn 20 năm kinh nghiệm, nâng ngực nội soi với kĩ thuật đặt túi độn dưới cơ sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến tuyến sữa, các mẹ sau khi đặt túi ngực vẫn có thể cho bé bú bình thường.
Phương pháp nâng ngực có thể được hiểu cụ thể như sau: Tuyến sữa trên cơ thể người phụ nữ tập trung ở bầu ngực. Chúng không rải rác mà tập hợp thành từng khối gồm nhiều tuyến sữa đơn đổ về đầu vú. Với kỹ thuật bơm ngực nội soi tiên tiến nhất hiện nay, thì túi độn sẽ được đưa vào khoang ngực tại vị trí dưới cơ, hoàn toàn không chèn ép lên các mô tuyến sữa. Chính vì vậy, đặt túi ngực không hề ảnh hưởng gì đến việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nâng ngực có nên cho con bú như bình thường?
Trong trường hợp phụ nữ đi làm ngực xong mà tuyến sữa vẫn tiết ra sữa thì cho bé bú bình thường, không ảnh hưởng gì đến túi độn ngực cả. Thậm chí, sau khi bơm ngực, vòng 1 căng tròn chị em dễ dàng cho bé bú, sữa tiết ra nhanh hơn so với vòng 1 lép xẹp. Đó là lý do tôi khuyên các bạn nên yên tâm, không cần lo lắng bơm ngực có sữa không hay sửa ngực có nuôi con bằng sữa mẹ được không.
Tuy nhiên, để đảm bảo bầu ngực vẫn giữ được dáng ngực đẹp, không bị chảy xệ. Bạn nên tham khảo hướng dẫn cho con bú sau nâng ngực của chúng tôi dưới đây.
» Sau sửa ngực bao lâu thì mới nên có con?
Việc mang thai quá sớm sau khi đặt túi ngực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của bầu ngực. Việc mang thai sớm sau sửa ngực có thể khiến cho khả năng bị bao xơ túi ngực cao hơn hẳn. Lúc này, những tổn thương xung quanh túi ngực còn chưa hoàn toàn ổn định, các vị trí tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm trùng do tuyến sữa hoạt động.
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên trì hoãn việc sinh con ít nhất 1 năm mới đảm bảo an toàn.
BẤT KÌ THẮC MẮC NÀO VỀ NÂNG NGỰC?
Hãy để lại câu hỏi cho để chuyên gia Kangnam tư vấn tại đây
» Trường hợp bất ngờ có thai sau khi vừa bơm ngực phải làm thế nào?
Gặp phải tình trạng vừa nâng ngực xong thì phát hiện mang thai, cô gái X đã chia sẻ trên facebook mong có được lời khuyên hữu ích:
Cô gái lo lắng khi vừa mới nâng ngực được 5 tuần thì phát hiện mang thai
Bác sĩ Kangnam cũng cho hay: “Việc tháo túi độn khi mang thai 5 tuần là rất nguy hiểm vì phải gây mê. Tuy nhiên, nếu không tháo túi độn, tuyến sữa phát triển sẽ khiến ngực bị căng tức. Lúc này, vết mổ nâng ngực chưa hoàn toàn bình phục hoàn toàn sẽ rất dễ xảy ra biến chứng như bao xơ túi ngực, chảy máu trong hoặc nhiễm trùng tuyến sữa.
Chính vì vậy, trong trường hợp của bạn X, tôi khuyên bạn nên lựa chọn 1 trong 2 phương án sau:
- Phá thai bằng thuốc. Tôi không khuyến khích sử dụng phương án này nhưng nó sẽ đảm bảo an toàn cho người mẹ
- Vẫn tiếp tục giữ thai nhi nhưng cần có sự theo dõi và thăm khám thường xuyên của bác sĩ khoa sản. Đặc biệt là việc chăm sóc bản thân phải thực sự được chú trọng từ cách vệ sinh đến chế độ ăn uống. Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro sẽ chiếm 50% nên bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn.”
2. Hướng dẫn cách cho con bú sau nâng ngực giữ vòng 1 đã nâng không bị chảy xệ
Bạn cũng biết đấy, cơ thể khi mang thai và sinh con thường tăng cân và kéo sữa về khiến cho thể tích bầu ngực trở nên lớn hơn. Bầu ngực sau nâng đã có một thể tích khá lớn vì bầu ngực chúng ta phải chứa thêm 1 túi độn. Chính vì vậy, khi mang thai, chị em đã nâng ngực sẽ có khả năng bị chảy xệ cao hơn thông thường nếu không cho con bú đúng cách.
Đây là những hướng dẫn cơ bản về mang thai và cách cho bé bú sau phẫu thuật nâng ngực để hạn chế chảy xệ, căng tức ngực:
- Để bầu ngực của bạn không chịu ảnh hưởng quá lớn trong quá trình mang thai. Bạn nên cân nhắc về chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tránh để cơ thể tăng cân mất kiểm soát. Bạn nên chia sẻ với bác sĩ thai sản của mình về việc đã từng mang thai để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp tốt cho cả mẹ và thai nhi.
- Những ngày đầu mới sinh thì ngực có thể bị căng tức do tuyến sữa chưa được thông suốt. Tuy nhiên, các mẹ đừng nên lo lắng hay vội vàng cho con bú ngay. Hãy chăm chỉ mát xa ngực để kích thích dòng sữa chảy, vừa có sữa cho bé bú lại vừa giảm hẳn căng tức ngực.
Thực hiện massage ngực thường xuyên giúp giảm căng tức và ổn định lượng sữa cho con
- Hãy cho trẻ bú đều cả 2 bên. Không nên cho bé bú liên tục 1 bên vì rất dễ dẫn đến tình trạng lệch ngực.
- Bên ngực nào nhỏ, ít sữa thì ưu tiên cho bé bú hơn để kích thước sữa về, cân bằng kích cỡ 2 bên.
- Sử dụng thêm gối cho bú để kê đầu cho bé, giúp mẹ đỡ đau lưng, bé thoải mái hơn cũng như không kéo ngực mẹ xuống, tránh tình trạng chảy xệ ngực.
- Luôn mặc áo ngực trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ để cố định ngực không bị xô lệch. Chú ý dùng loại áo lót mỏng và không có gọng để thoải cảm thấy mái nhất. Tuyệt đối không nên “thả rông” nếu không muốn vòng 1 xuống cấp chỉ sau vài tháng cho bé bú.
- Nên tham khảo với bác sĩ về việc bạn đã nâng ngực để có một chế độ ăn uống phù hợp có đủ sữa cho con mà không làm tăng lớp mô mỡ trên bầu ngực trong suốt quá trình mang thai và cho con bú.
Những Tip nhỏ trên vô cùng hữu ích đối với mỗi bà mẹ khi nuôi con bằng sữa mẹ, cả những chị em nâng ngực xong mới có em bé. Hãy luôn chú ý cho con bú đúng cách để con luôn khỏe mạnh, đồng thời mẹ vẫn giữ được vẻ đẹp của đôi gò bồng.
✅✅✅ Xem thêm: Sau nâng ngực có đi máy bay được không?
3. Cảnh báo: Nâng ngực khi mang thai là điều “TỐI KỊ”
Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo, đối với phụ nữ mang thai chống chỉ định các hoạt động phẫu thuật gây mê. Bởi chúng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây hại cho cả mẹ lẫn con trong bụng như mất máu, suy hô hấp, oxy thiếu hụt, thậm chí là tử vong.
Thẩm mỹ ngực là một cuộc đại phẫu lớn, yêu cầu phải có điều kiện sức khỏe ổn định mới có thể thực hiện được. Vì thế, phụ nữ mang thai không được phép phẫu thuật nâng ngực để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Thực tế, giai đoạn tháng 8 năm 2017, rất nhiều trang báo lớn đã đưa tin về việc một phụ nữ mang thai đi bơm ngực và bị tử vong. Đây là minh chứng rõ nhất nếu bạn đang mang thai thì không nên thực hiện nâng ngực. Và cần lựa chọn địa chỉ làm ngực uy tín, có bước thăm khám sức khỏe chi tiết để phát hiện có mang thai hay không nhé.
Hàng loạt trang báo đăng tin về cô gái bị tử vong vì đi thẩm mỹ ngực khi mang thai
Hy vọng với những thông tin trên giúp bạn yên tâm hơn, không cần lo lắng nâng ngực có cho con bú được không.
Nếu muốn được bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ ngực tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ qua số hotline 19006466.
Hoặc đăng kí gọi lại ngay tại đây
???Nhiều người cũng đọc: Đau đầu nhũ hoa khi mang thai vì sao? Có ảnh hưởng gì không?
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM
TƯ VẤN 24/7: 1900.6466