Ngực lép không được lái xe máy? Điều này là sự thật, tuy nhiên là ở thời điểm nhiều năm trước. Hiện nay, quy định “vô lý” này đã được Bộ Giao Thông và Bộ Y Tế bãi bỏ.
Còn nhớ vào thời điểm năm 2008, người dân đang hoang mang vì quy định người có chiều cao thấp, cân nặng chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn sẽ không được lái xe. Đến nay, đùng một cái, tiêu chuẩn ngực lép (số đo vòng ngực nhỏ hơn 72 cm) không được tham gia giao thông lại khiến họ “choáng váng” thêm lần nữa.
Quy định “trời ơi đất hỡi” ngực lép không được đi xe máy
Vậy vì sao mà những quy định tưởng như chỉ có ở “trên trời” này lại được ban hành?
Theo ông Trần Quý Tường, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) thì đây là những tiêu chuẩn giúp đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.
Theo ông Tường thì trong các công trình nghiên cứu về sức khỏe và thể trạng của 1 người, vòng ngực là một chỉ số quan trọng và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của 1 người. Do đó, nếu ai có vòng ngực càng lớn thì độ giãn nở của phổi lớn, điều đó đồng nghĩa với đường hô hấp tốt. Tuy nhiên, ông tường cũng nhấn mạnh rằng, các chỉ số này có thể thay đổi nếu không được sự nhất chí từ các cơ sở khám chữa bệnh.
Ngực càng to thì phân khối xe cũng tăng theo
Hàng loạt ảnh chế về quy định hài hước giữa “lép” và “lái xe”
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Cao Văn Thịnh – Trưởng khoa Ngoại Mạch máu Bệnh viện Nhân dân 115 cho hay: “Lép” nhưng không bệnh thì chẳng ảnh hưởng gì cả!
Chức năng hô hấp có phụ thuộc vào độ lớn của lồng ngực nhưng đó chỉ là một trong nhiều khía cạnh. Một trong những yếu tố cần phải kiểm tra đó là xem xét các bệnh về phổi và đo chức năng hô hấp. Trên thực tế có nhiều người lồng ngực rất nở nang nhưng lại mắc bệnh về phổi, và chắc chắn rằng sức khỏe người đó không thể so sánh với một người khỏe mạnh nhưng vòng ngực không đủ 72 cm. Nếu Bộ Y Tế cứ đưa ra những quy định cứng nhắc như vậy thì chắc chắn sẽ rất khó thuyết phục người dân và có thể tạo nên một làn sóng phản đối dữ dội.
Tiến sĩ , Bác sĩ Trần Văn Ngọc, Trưởng khoa Hô hấp tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Ngực nhỏ không phải là vấn đề! Tỉnh táo là quan trọng nhất!
Cũng bàn về quy định ngực lép không được lái xe máy, TS Trần Văn Ngọc cho rằng chu vi lồng ngực hoàn toàn không quyết định hoặc ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Theo nghiên cứu Y Khoa thì chức năng hô hấp chỉ bị chi phối bởi sự biến dạng của lồng ngực như lõm lồng ngực, vẹo cột sống, gù,…. Những bệnh lý mãn tính về đường hô hấp cũng là 1 yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.
Vì thế, để đánh giá đúng sức khỏe một người có khả năng lao động hoặc điều khiển xe máy, ô tô khi tham gia giao thông không thì không cần thiết phải giám định y khoa với số đo lồng ngực.
Nếu ai đó có một chút vấn đề về chức năng hô hấp thì người đó vẫn có thể tham gia giao thông và điều khiển xe máy, ô tô, xe phân khối lớn nếu thực sự đủ tỉnh táo.
Lái xe trong tình trạng khỏe mạnh, tỉnh táo là được, “hai lưng” hay “bưởi” không quan trọng!
Bắt đầu từ ngày 10/10/2015, trong thông tư liên tịch cuả Bộ Giao Thông, Bộ Y tế về Tiêu chuẩn điều kiện sức khỏe của người tham gia giao thông. Tiêu chí ngực lép không được lái xe đã chính thức được bãi bỏ. Vì thế, chị em ngực nhỏ khi tham gia giao thông sẽ không phải lo lắng về vấn đề này nữa.
Kết luận lại, hiện nay theo luật hiện hành của Bộ Giao Thông thì quy định ngực lép không được lái xe không tồn tại. Do đó, chị em chỉ cần đảm bảo sức khỏe ổn định và tỉnh táo khi tham gia giao thông là đủ, còn ngực to hay nhỏ hoàn toàn không quan trọng.
Có thể bạn quan tâm: Các bài tập ngực giúp TĂNG kích thước và SĂN CHẮC vòng 1 đáng kể